Cách mạng công nghiệp 4.0 đã xuất hiện xuất hiện cùng những thiết bị máy tính, điện tử lần đầu tiên vào năm 1970. Internet xuất hiện vào những năm 1990. Nó xuất hiện sau cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sau gần nửa thế kỷ. Chỉ xuất hiện sau internet 20 năm nhưng tốc độ phát triển và sự ảnh hưởng, lan toả cuộc cách mạng này rất mạnh mẽ, nhanh chóng. Việc nó phủ sóng và lan ra toàn cầu với tốc độ khủng khiếp đã làm thay đổi rất nhiều các hệ thống, dây chuyền sản xuất cũng như thay đổi cách quản lý, quản trị trên toàn thế giới.
1. Tác động tới nền kinh tế – sản xuất
Cách mạng công nghiệp 4.0 sử dụng các phần cứng, máy móc và những khả năng tính toán, dự báo phù hợp nhất. Các công nghệ có sự giao thoa và kết hợp, đặc biệt phát triển thêm nhiều công nghệ tiên tiến như: trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, công nghệ lượng tử. Sự phát triển của các công nghệ này mang đến tương lai hứa hẹn khi được áp dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Các robot sản xuất hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thống và con người, hỗ trợ các dây chuyền sản xuất cũng như đưa ra nhiều cảnh báo, tính toán các trường hợp. Đặc biệt, việc sử dụng công nghệ mới giúp tiết kiệm nhiều chi phí khác nhau và tăng năng suất sản xuất tối đa. Có thể nhận thấy rõ ràng, những sản phẩm công nghệ như người máy, internet sẽ có tác động ở nhiều lĩnh vực cũng như làm thay đổi nền kinh tế – sản xuất vốn có.
2. Tác động tới tài chính
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 với các quốc gia có tài chính non trẻ là không thể phủ nhận. Nó tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như mở rộng cơ hội để các quốc gia đó tiếp thu, ứng dụng thêm các công nghệ mới vào vận hành, quản lý thị trường tài chính. Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nếu biết tận dụng và nắm bắt cơ hội thì sẽ là bước đẩy trong quá trình tiếp cận với xu hướng toàn thế giới.
Các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ vẫn luôn ở tình trạng cạnh tranh khốc liệt với nhau. Công nghệ càng phát triển thì càng có nhiều ngân hàng, doanh nghiệp tài chính được xây dựng, mở rộng và phát triển hơn nữa.
3. Tác động tới việc làm
Người lao động là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Để phát triển và sống sót trong thời đại hội nhập thì người lao động cần phải trau dồi thêm thật nhiều kiến thức cũng như kỹ năng phù hợp với nhiều công nghệ khác nhau. Tại Hội nghị WEF lần thứ 47, báo cáo phân tích có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc làm. Báo cáo xác nhận rằng công nghệ ngày càng ảnh hưởng đến xu hướng việc làm trên toàn cầu. Nó còn nhận định cho rằng thế giới đang ở giai đoạn cao nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các số liệu thực tế của các công ty đi đầu về công nghệ cũng cho thấy rằng nhân sự có trình độ sẽ ảnh hướng đến 9% doanh thu, 26% về khả năng thu lợi và 12% về giá trị thị trường so với những doanh nghiệp khác.
4. Chiến lược phát triển tại các quốc gia
Cùng với sự phát triển công nghệ, mỗi quốc gia đều có những chiến lược riêng để đảm bảo không bị bỡ ngỡ khi hội nhập với thế giới. Cụ thể trong các ngành sản xuất, việc trung hoà các yếu tố truyền thống kết hợp với tiến bộ của khoa học được thể hiện trong nhiều quốc gia. Mỹ có “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến”; Anh kỳ vọng việc số hóa các nhà máy. Tất cả nhằm để khôi phục nhiều ngành sản xuất truyền thống cũng như gia tăng năng suất sản xuất…. Ở các nước Châu Á cũng có những chương trình tương tự ở Hàn Quốc và Trung Quốc, Nhật Bản.
5. Ảnh hưởng cách mạng công nghệ với Việt Nam
Tại Việt Nam, chính phủ cũng đặt nhiều kỳ vọng vào những bước đột phá. Cơ hội rất nhiều nhưng thách thức đối với các doanh nghiệp là không hề nhỏ. Cần rõ ràng hơn trong hoạch định chiến lược trong sản xuất, thương mại, nông nghiệp và dịch vụ. Cùng đó là kế hoạch để thích ứng với sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.