Mã vạch đang được áp dụng trong nhiều ngành nghề cũng như lĩnh vực và không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà nó đem lại. Mã vạch đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý và kiểm soát hàng hoá. Tuy nhiên mã vạch cũng có rất nhiều loại cũng như chúng được ứng dụng trong nhiều trường hợp, quốc gia khác nhau.Việc tìm hiểu kỹ lưỡng các loại mã vạch thông thường sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn và sử dụng đúng mục đích hơn.
1. Mã vạch 1 chiều (1D)
Mã vạch 1 chiều (1D) là mã vạch được mã hóa 1 chiều duy nhất. Có cấu tạo từ những vạch đen trắng có khoảng trống xen kẽ khác nhau. Nó là một loại mã vạch thông thường và hay được gọi là mã tuyến tính. Chúng ta thường bắt gặp các loại mã vạch quen thuộc như UPC, EAN, Code128, Code39,… Tuy nhiên không gian lưu trữ của loại mã vạch này có giới hạn nên dữ liệu chỉ được hiển thị khi thông tin đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
Mã vạch UPC (Universal Product Code)
UPC là loại mã vạch thông thường rất phổ biến tại các điểm bán hàng của Hoa Kỳ. Mã UPC thường được sử dụng trong các cửa hàng, chuỗi siêu thị, tập trung chính trong ngành bán lẻ.
UPC bao gồm 2 phần:
+ Phần mã vạch có thể được quét thông qua máy chuyên dụng
+ Phần số bao gồm 12 ký tự số: 1 chữ số xác định loại sản phẩm, 5 chữ số là mã của nhà sản xuất, 5 chữ số được nhà sản xuất chỉ định, 1 chữ số để xác minh khi sử dụng máy quét.
Mã vạch EAN (European Article Number)
EAN là loại mã vạch thông thường được sử dụng tại các nước Châu u. Tuy nhiên do EAN chứa ký số là mã quốc gia nên nó được sử dụng lưu thông toàn cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do Tổ chức EAN quốc tế quản lý nên nếu doanh nghiệp muốn sử dụng thì cần phải là thành viên của các tổ chức thường trực.
EAN có cách mã hóa giống UPC nhưng bao gồm 13 ký số. Hệ thống số sẽ có hai chữ số là mã quốc gia. EAN cũng là mã vạch được sử dụng trong ngành bán lẻ.
Mã Code39
Code 39 là mã vạch thông thường sử dụng trong các ngành công nghiệp ô tô và quốc phòng. Không gian lưu trữ thông tin của mã vạch này rất lớn vì vậy nó thường không được sử dụng đối với các hàng hoá nhỏ. Nhiều tổ chức đã chọn một dạng Code 39 để làm chuẩn cho ngành công nghiệp của mình. Mã Code39 bao gồm cả chữ số và ký tự, có thể mã hoá lên đến 43 ký tự.
Mã Code128
Code128 là mã vạch nhỏ, thường được sử dụng trong các ngành hậu cần và vận tải. Nó hỗ trợ cho công việc đặt hàng và phân phối trở nên dễ dàng hơn. Mã Code128 có thể lưu trữ nhiều thông tin đa dạng do chúng hỗ trợ tất cả ký tự của bộ ký tự ASCII 128 ký tự.
Đặc điểm Mã Code128:
+ Có tính linh hoạt cao, máy quét có thể dễ dàng đọc và có độ tin cậy cao
+ Nó hỗ trợ mã hóa lượng lớn dữ liệu chỉ trong một khoảng không gian tương đối nhỏ
+ Phần ký tự có 2 phần bao gồm cả ký tự và chữ số
2. Mã vạch 2 chiều (2D)
Là mã vạch hai chiều, có cấu tạo là một ma trận hình vuông trắng đen trong một khối thống nhất. Các mã vạch này có không gian lưu trữ dữ liệu lớn gấp nhiều lần với mã vạch 1 chiều. Đặc biệt thích hợp với các sản phẩm có kích thước nhỏ và có thể quét ở khoảng cách xa. Các phân loại mã vạch thường gặp là Datamatrix, QR Code,…
Mã QR Code
Đây có thể nói là loại mã vạch quen thuộc với tất cả mọi người. Mã QR là mã vạch ma trận 2D thường được sử dụng trong ngành bán lẻ, giải trí và tiếp thị như quảng cáo. Đặc điểm của nó là hoàn toàn miễn phí, kích thước linh hoạt, khả năng đọc thông tin nhanh. Mã QR hỗ trợ bốn chế độ khác nhau của dữ liệu: số, chữ số, byte / nhị phân và chữ Kanji.
Mã vạch DATAMATRIX
Là mã vạch 2D thông thường sử dụng để đặt tên các mặt hàng nhỏ, hàng hóa. Nó phù hợp cho các sản phẩm nhỏ trong các hoạt động hậu cần. Đặc biệt, nó rất phù hợp với các linh kiện điện tử có kích thước nhỏ. Cũng như mã QR, chúng có khả năng chịu lỗi cao và khả năng đọc nhanh.
TỔNG KẾT
Mỗi loại mã vạch đều có nhiều biến thể và phục vụ nhi mục đích chuyên sâu khác nhau. Mỗi quốc gia và ngành nghề đều có đưa ra các tiêu chuẩn và quy định cụ thể về từng loại mã vạch. Vì vậy, việc nắm rõ các loại mã vạch và các biến thể, quy định của nó sẽ giúp doanh nghiệp định hình được nhiều vấn đề còn vướng mắc về hàng hoá và cách quản lý hàng hoá phù hợp.