Điều cần biết về phân loại và lựa chọn robot công nghiệp hiện nay

Robot công nghiệp là những loại robot được lập trình và chế tạo nhằm giúp con người thực hiện công việc một cách tự động. Robot công nghiệp có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với các ứng dụng điển hình như hàn, sơn, lắp ráp, chọn và đặt các linh kiện điện tử lên bảng mạch in, làm bao bì và dán nhãn, pallet, kiểm tra sản phẩm và thử nghiệm.

Phân loại robot công nghiệp  

Có nhiều cách khác nhau để phân loại robot công nghiệp. Trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa theo cấu trúc và cách di chuyển.

  • Robot loại thẳng đứng: được thiết kế thích hợp nhất cho những công việc lắp ráp yêu cầu độ phức tạp nhất định. 
robot-cong-nghiep
Robot loại thẳng đứng
  • Robot loại nằm ngang: thường được ứng dụng vào việc xử lý các vật liệu thực phẩm đóng gói và xử lý các bộ phận. 
robot-cong-nghiep
Robot loại nằm ngang
  • Robot loại gắn trần, nằm ngang: Loại robot này được lắp đặt nhằm hỗ trợ việc xử lý và lắp ráp các linh kiện điện tốc độ cao.
robot-cong-nghiep
Robot loại gắn trần, nằm ngang
  • Robot thực hiện các thao tác rất nhỏ: đây là các loại robot có kích cỡ nhỏ, tốc độ cao, có độ chính xác cao với cấu trúc 5 thanh nối độc đáo.
robot-cong-nghiep
Robot thực hiện các thao tác rất nhỏ
  • Robot nâng xếp pallet: Góp phần tự động hóa xử lý vật liệu với khối lượng công việc lớn. Robot này có thể di chuyển theo bốn hoặc sáu trục không gian.
robot-cong-nghiep
Robot nâng xếp pallet

Cách lựa chọn robot công nghiệp phù hợp 

Lựa chọn robot công nghiệp phù hợp là một quyết định quan trọng đòi hỏi bạn phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau, như:

Mục đích và ứng dụng của robot

Bạn cần xác định rõ robot sẽ thực hiện công việc gì, trong lĩnh vực nào, với độ phức tạp và độ chính xác như thế nào.

robot-cong-nghiep
Cách lựa chọn robot công nghiệp phù hợp

Bạn cũng cần biết robot sẽ làm việc với con người hay không, và có cần thay đổi vị trí hay không để chọn loại robot linh hoạt hay loại robot cố định. 

Số trục và tầm với của robot

Số trục là số lượng trục mà robot có thể di chuyển quanh. Số trục càng nhiều thì robot càng linh hoạt và có thể thực hiện nhiều hướng chuyển động khác nhau.

robot-cong-nghiep
Robot công nghiệp

Tầm với là khoảng cách tối đa mà robot có thể di chuyển từ vị trí trung tâm. Tầm với càng lớn thì robot càng có thể bao phủ được nhiều không gian làm việc.

Độ lặp lại và tốc độ của robot

Độ lặp lại là khả năng của robot di chuyển lại một vị trí đã được lập trình trước đó một cách chính xác. Độ lặp lại càng cao thì robot càng đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Tốc độ là thời gian mà robot cần để hoàn thành một chu kỳ công việc. Tốc độ càng cao thì robot càng tăng được năng suất.

Tải trọng của robot

Tải trọng là khối lượng tối đa mà robot có thể mang theo khi di chuyển. Tải trọng phải phù hợp với kích thước và khối lượng của sản phẩm mà robot sẽ xử lý.

Nếu tải trọng quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của robot.

Việc đầu tư lắp ráp và sử dụng robot không chỉ đem lại nhiều lợi ích về năng suất mà còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu những rủi ro do vấn đề về kiểm soát lối sản phẩm gây ra. Tuy nhiên, do có nhiều loại robot công nghiệp khác nhau nên doanh nghiệp cần cân nhắc đến nhiều yếu tố để có quyết định đúng đắn nhất.

————————————- 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP SAO MAI
📍 Địa chỉ: Tầng 4, Lucky Building, 81 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
☎️ Hotline: 056789.77.55
📩 Email: info@saomaisoft.com