AGV và computer vision là hai công nghệ hiện đại, tiên tiến, có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh. AGV là công nghệ xe tự hành có hướng dẫn được tự động hóa, có thể vận chuyển hàng hóa một cách an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Computer vision là công nghệ thị giác máy tính, cho phép máy tính nhận diện và xử lý các đối tượng trong hình ảnh và video, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như kiểm tra chất lượng, nhận dạng khuôn mặt, phân tích dữ liệu,…Nhưng việc kết hợp 2 công nghệ này cũng có nhiều hạn chế. Vậy, doanh nghiệp có nên ứng dụng AGV và computer vision hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Ưu nhược điểm của kết hợp AGV và computer vision
Ưu điểm
Lợi ích của việc kết hợp AGV và computer vision có thể kể đến:

- Cải thiện hiệu quả: do vận hành tự động, chính xác mà không cần đến sự điều khiển từ con người
- An toàn: computer vision giúp AGV nhìn và nhận biết được môi trường xung quanh, định vị và điều khiển được hướng đi của mình, tránh được các vật cản và đảm bảo an toàn cho người và máy
- Chất lượng và linh hoạt của các quy trình sản xuất: computer vision giúp AGV xử lý và phân loại các vật thể trong quá trình sản xuất, như nhận dạng hình dạng, kích thước, màu sắc, gửi và nhận dữ liệu về tình trạng hoạt động, vị trí, số lượng hàng hóa…
Nhược điểm
Việc kết hợp AGV và computer vision cũng có một số nhược điểm, như:
- Yêu cầu chi phí đầu tư cao: đòi hỏi các thiết bị và phần mềm cao cấp để thực hiện các công nghệ điều hướng, xử lý ảnh và trí tuệ nhân tạo

- Phụ thuộc vào yếu tố môi trường: như ánh sáng, bụi bẩn, nhiệt độ, độ ẩm, nhiễu sóng,… Điều này có thể làm giảm độ chính xác và ổn định của AGV.
- Khó khăn trong tích hợp và quản lý: với các thiết bị khác trong hệ thống sản xuất có thể gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, việc xác định vị trí, lập lịch, phân công, giám sát và điều chỉnh AGV có thể yêu cầu các phần mềm và giao thức truyền thông phức tạp.
XEM THÊM: AGV và computer vision: doanh nghiệp có nên ứng dụng hay không?
Lĩnh vực ứng dụng của AGV và computer vision
Các lĩnh vực ứng dụng của AGV và computer vision có thể bao gồm:
- Sản xuất: có thể được sử dụng để vận chuyển các linh kiện, nguyên liệu và sản phẩm trong các nhà máy, giảm thiểu sự can thiệp của con người và tăng hiệu quả.

- Kho bãi: có thể được sử dụng để lưu trữ và truy xuất tự động các hàng hóa, sản phẩm hoặc nguyên liệu theo yêu cầu của khách hàng hoặc quản lý, kiểm soát kho hàng, quản lý kho hàng, audit và đặt hàng nguyên vật liệu.
- Bệnh viện: có thể được sử dụng để phân phối thuốc, thiết bị y tế, máu hoặc mẫu xét nghiệm từ nơi này đến nơi khác, tương tác với các thiết bị khác trong hệ thống y tế, như máy móc, cảm biến, thiết bị lưu trữ và truy xuất tự động
- Sân bay: có thể được sử dụng để vận chuyển hành khách hoặc hành lý từ nơi này đến nơi khác, nhận diện khuôn mặt hoặc biển số xe của hành khách, kiểm tra vé hoặc hộ chiếu, kiểm tra an ninh hoặc phát hiện vật nổ.
XEM THÊM: Cấu tạo xe tự hành AGV – Phân Loại Và Tầm Quan Trọng Của AGV
Doanh nghiệp có nên ứng dụng AGV và computer vision không?
Việc ứng dụng AGV và computer vision trong sản xuất tự động hóa có thể mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, như giảm chi phí lao động, tăng tính an toàn, chính xác và năng suất, tích hợp và số hóa các quy trình sản xuất.

Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể hoặc cần ứng dụng AGV và computer vision. Có một số yếu tố mà các doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định ứng dụng AGV và computer vision, như sau:
- Chi phí đầu tư: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất do cho phí khá cao. Doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng AGV và computer vision, so sánh với chi phí lao động, năng suất và chất lượng của việc sử dụng thiết bị truyền thống.
- Điều kiện môi trường: Các công nghệ điều hướng như laser SLAM, visual SLAM, GPS – RLTS, hay điều hướng tự nhiên đều có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, làm giảm độ chính xác và ổn định của AGV. Do đó, các doanh nghiệp cần kiểm tra và điều chỉnh các điều kiện môi trường để phù hợp với yêu cầu của AGV và computer vision.
- Khả năng tích hợp và quản lý: Do AGV không cần đường dẫn có thể di chuyển tự do trong môi trường, việc tích hợp và quản lý chúng với các thiết bị khác trong hệ thống sản xuất có thể gặp nhiều khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp cần có những kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả AGV và computer vision.
Dựa trên những yếu tố trên, có thể kết luận rằng các doanh nghiệp nào nên ứng dụng AGV và computer vision là:
- Các doanh nghiệp có ngân sách đủ lớn để đầu tư vào AGV và computer vision.
- Các doanh nghiệp có môi trường sản xuất ổn định hoặc có thể điều chỉnh được để phù hợp với yêu cầu của AGV và computer vision.
- Các doanh nghiệp có nhân lực có khả năng quản lý và vận hành AGV và computer vision
XEM THÊM: Ưu điểm và nhược điểm của AGV kết hợp mã QR code? Có nên sử dụng không?
———————————————————————
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP SAO MAI
Địa chỉ: Tầng 4, Lucky Building, 81 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 090.818.4188
Email: info@saomaisoft.com
Trang web: https://www.fasolutions.vn/